Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu các điểm cơ bản nguyên tắc hoạt động, các nền tảng cơ sở và một số ứng dụng thông thường của mạng ISDN. Qua bài viết người đọc có thể hình dung được mạng ISDN là gì cũng như các lợi ích khi ứng dụng loại hình dịch vụ này, thông tin cung cấp có thể giúp ích cho việc lựa chọn công nghệ truyền số liệu thích hợp nhất khi người dùng cần kết nối mạng diện rộng
Khái niệm cơ bản của ISDN
ISDN là gì?
Mạng số đa dịch vụ tích hợp ISDN là một tập các giao thức chuẩn được định nghĩa bởi tổ chức chuẩn quốc tế về Viễn thông ITU-T (CCITT), các giao thức này được tiếp nhận như những chuẩn cho các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới.
ISDN tương thích với hệ thống mạng thoại truyền thống, trên một đôi dây đồng thông thường có thể truyền tải các tín hiệu thoại và phi thoại đồng thời. Nó là mạng số hoàn hảo cho tất cả các ứng dụng và thiết bị hoạt động dựa trên tín hiệu số.
Sự khác nhau cơ bản giữa mạng ISDN và mạng thoại truyền thống là số và tương tự. Với mạng ISDN tín hiệu được truyền dưới dạng các bít nhị phân. Hơn nữa, nó có thể truyền nhiều luồng bít của các tín hiệu khác nhau tại cùng một thời điểm, điều đó cho phép mạng cung cấp đến người dùng nhiều ứng dụng mà mạng thoại truyền thống PSTN rất hạn chế.
ISDN phục vụ cho tất cả các loại hình thông tin như thoại, số liệu, âm thanh chất lượng cao, truyền hình, tín hiệu truyền trên mạng dưới dạng số tốc độ cao.
ISDN có thể sử dụng nhiều thiết bị và nhiều số điện thoại trên cùng một đường dây. Nó cho phép tối đa đến 8 máy thoại, fax hoặc máy tính có thể liên kết trên một kênh ISDN băng tần cơ sở (BRI ~ 2B+D ~ 128+16Kbps) và có thể đặt cho 8 số khác nhau.
Một kênh cơ sở BRI có thể hỗ trợ đến 2 cuộc gọi đồng thời, có thể là thoại, fax hoặc kết nối PC thông qua một kênh ISDN.
Từ một kênh số ISDN, người dùng có thể thiết lập một cuộc gọi đến máy tương tự trên mạng PSTN và ngược lại. Cả hai mạng được liên kết bằng các tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ, tương tự như vậy với kết nối giữa mạng ISDN và mạng di động
Ứng dụng cho ISDN
Các ứng dụng cho ISDN
Mạng số đa dịch vụ tích hợp sử dụng chính đôi dây cáp đồng của đường dây điện thoại truyền thống trước đây vẫn chỉ dùng kết nối một kênh thoại. ISDN có thể thực hiện nhiều kết nối trên đôi dây này tại cùng một thời điểm với tốc độ cao. Các ứng dụng bao gồm: Voice, Fax, Data, và email đồng thời; hội nghị truyền hình giá thấp; quảng bá từ xa và truyền audio chất lượng cao.
Mạng ISDN đưa đến cho người dùng kênh tốc độ như thế nào?
Có hai dạng kênh chính được hỗ trợ trong ISDN
Kênh tốc độ cơ sở BRA (Basic Rate Access)
Ðược cung cấp thông qua một kênh giao diện tốc độ cơ sở
Kênh này có thể gọi là kênh giao diện S0
Có 2 kênh người dùng có thể sử dụng đồng thời
Tốc độ kết nối tối đa 144Kbps (2B + D)
Tốc độ này được chọn do các công ty điện thoại lắp đặt
Kênh tốc độ sơ cấp PRA (Primary Rate Access)
Ðược cung cấp thông qua một kênh giao diện tốc độ sơ cấp
Kênh này có thể gọi là kênh giao diện S2
Có thể sử dụng đồng thời 30 kênh khác nhau (chuẩn Châu Âu) hoặc 23 kênh (chuẩn Bắc Mỹ, Nhật bản...)
Tốc độ tối đa 2048Kbps (E1: 30B + D) với chuẩn Châu Âu và 1536Kbps với chuẩn Bắc Mỹ và Nhật bản.
Kênh này thường được cài đặt cho các đường tốc độ cao đến thiết bị trước khách hàng.
Thông thường tốc độ cơ sở sử dụng cho các trạm thông tin ở xa hoặc văn phòng nhỏ, kênh sơ cấp sử dụng cho các Server lớn đặt tại trung tâm phục vụ truy cập từ xa, fax Server hoặc PBX cỡ vừa hoặc văn phòng cỡ lớn. Hiện tại hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP sử dụng kênh PRI cung cấp kết nối tương tự và ISDN cho các thuê bao
Các dịch vụ ISDN
Mạng ISDN cung cấp 2 loại hình dịch vụ chính :
Dịch vụ mạng
Dịch vụ mạng thực hiện chuyển giao giữa người dùng và mạng
Ví dụ: thiết lập cuộc gọi và kết thúc cuộc gọi
Dịch vụ mạng định nghĩa cách mà người dùng và mạng tương tác qua lại nhằm mục đích quản lý các kết nối
Người dùng có thể sử dụng các dịch vụ mạng để yêu cầu mạng thực hiện các chức năng như thiết lập và xoá cuộc gọi, chuyển giao cuộc gọi đến người dùng khác và một số các chức năng khác.
Chức năng này được xem như báo hiệu
Dịch vụ chuyển tải (Bearer)
Dịch vụ này thực hiện chuyển dữ liệu giữa hai người dùng
Ví dụ: thông tin thoại hoặc fax được mã hoá thành các dòng bit
Dịch vụ chuyển tải thực hiện các chức năng cuộc gọi mà người dùng đang thực hiện
Các dịch vụ bao gồm thoại, fax, kết nối modem và Internet.
Nói rộng hơn có hai loại hình dịch vụ chuyển tải :
§ Dữ liệu có cấu trúc (Structured Data): thông tin truyền trên dịch vụ này được quản lý dễ dàng bởi mạng, tín hiệu thoại là một ví dụ của dạng này. Do mạng nhận biết được kết nối, do vậy nó có thể chuyển dữ liệu sang tín hiệu tương tự trong trường hợp cuộc gọi được kết nối đến một máy thoại tương tự
§ Dữ liệu không có cấu trúc (Unstructured Data): dạng của dữ liệu không được nhận biết qua mạng, nhưng được nhận biết qua hai người dùng tại các điểm đầu cuối của dịch vụ
Như vậy
Dịch vụ chuyển tải cung cấp kết nối giữa các người dùng qua mạng
Dịch vụ mạng cung cấp điều khiển và báo hiệu giữa người dùng và mạng
Mạng ISDN cung cấp 2 kênh tốc độ chính: BRI và PRI
Kênh cơ sở BRI cung cấp 2 kênh người dùng
Kênh sơ cấp PRI cung cấp 30 kênh hoặc 23 kênh người dùng
Kênh B và kênh D
2. Các kênh B và D
Phần này sẽ đề cập đến:
Kênh B và D làm chức năng gì?
Kênh B và D chia sẻ đường truyền như thế nào?
So sánh về cấu trúc giữa kênh BRI và PRI
Chúng mang khả năng gì và tập trung trên những kênh nào?
Dung lượng băng thông cung cấp cho người dùng là bao nhiêu?
Kênh B làm chức năng gì?
Kênh B thực hiện các dịch vụ ISDN qua mạng và truyền tin tức (thoại và phi thoại) giữa các người dùng.
Kênh B là kênh truyền độc lập cho các Bits và truyền tại tốc độ 64Kbps
Kênh B không cần biết các thông tin dạng bit truyền qua nó. Nhiệm vụ của mạng là tiếp nhận các bits được cung cấp bởi một người dùng tại một đầu cuối của kênh B và gửi chúng đến người dùng bên kia kênh.
Trong một giao diện, kênh B được đánh số. Trong giao diện cơ sở chúng được đánh số là 1 & 2; trong giao diện sơ cấp, chúng được đánh số từ 1 đến 30 (hoặc 1 đến 23). Khi hai người dùng kết nối, không có sự liên quan giữa các kênh tại các đầu cuối. Người dùng có thể kết nối kênh B số 17 với kênh B số 2. ISDN chịu trách nhiệm quản lý sự liên quan này.
Lưu ý rằng kênh số 17 chỉ tồn tại với kênh PRI, trong khi kênh 2 có thể tồn tại trên cả kênh PRI và BRI. Mạng ISDN không hạn chế các kết nối các kênh B giữa 2 loại giao diện BRI & PRI.
Kênh D làm chức năng gì?
Kênh D thực hiện dịch vụ ISDN giữa người dùng và mạng. Nó giám sát sự liên quan giữa người dùng và mạng, bao gồm:
Các yêu cầu và trả lời được sử dụng khi người dùng thiết lập hoặc nhận một cuộc gọi
Thông báo tiến trình cuộc gọi
Thông báo ngưòi dùng, nhóm cuộc gọi bị ngắt
Thông báo lỗi khi không thiết lập được cuộc gọi
Kênh D hoạt động tại tốc độ 16Kbps với kênh BRI và 64Kbps với kênh PRI
Đặc điểm của kênh B và D
Một kênh ISDN có đầu cuối, kênh B định giới hạn tại một người dùng, như vậy một kênh B kết nối chỉ 2 đầu cuối, không thể vận hành với mô hình dạng Y- shaped, có thể mô tả kênh B là end to end
Kênh D không là end - to - end:
Lưu ý kênh D không qua mạng, mỗi một người dùng chỉ có một kênh D và nó không kết nối với kênh D của người dùng khác.
Kênh B truyền trực tiếp qua mạng
Kênh B & D trong BRI chia sẻ đường như thế nào:
2 kênh B và một kênh D tạo lên một đường cơ sở BRI , sự kết hợp này sử dụng công nghệ ghép kênh phân chia theo thời gian TDM.
Kênh B & D trong PRI chia sẻ đường như thế nào:
Với giao diện kênh sơ cấp chuẩn Châu Âu 30 kênh B và một kênh D, 23 kênh B và một kênh D chuẩn Bắc Mỹ.
Kênh B hoạt động ở tốc độ 64Kbps
Kênh B hoạt động ở tốc độ 64Kbps trong giao diện kênh sơ cấp, đây là sự khác nhau giữa kênh BRI và PRI, trong kênh BRI kênh D chỉ có tốc độ là 16Kbps.
Giao diện kênh sơ cấp sử dụng cân bằng thời gian truyền số liệu cho mỗi kênh B và cho kênh D tất cả chúng hoạt động ở cùng tốc độ.
Lưu ý: có một khe thời gian không mang chức năng kênh. Khe này dành riênh cho mạng mà nhà cung cấp sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Kênh xuất hiện giữa kênh B số 15 và kênh B số 16
Kênh sơ cấp PRI 30B+D
Fractional PRI
Dịch vụ ISDN có khả năng cung cấp các giao diện trong đó chỉ sử dụng một số kênh. Tại một số nước, khi người dùng sử dụng giao diện sơ cấp, chỉ phải tính cước các kênh B sử dụng thực tế. Nếu người dùng không cần tất cả các kênh, họ có thể yêu cầu không kích hoạt một số kênh này, có nghĩa là tốc độ sơ cấp được phân đoạn (Fractional). Số kênh người dùng có thể yêu cầu phụ thuộc vào chính sách của nhà cung cấp dịch vụ.
Ðiều gì sẽ xảy ra nếu người dùng cố gắng dùng hơn số kênh mà họ thuê bao? Với mạng ISDN lúc đó chính sách của mạng ISDN được thiết lập bởi nhà cung cấp dịch vụ sẽ can thiệp. Khi người dùng muốn đặt cuộc gọi thông qua mạng ISDN thì gửi yêu cầu trong kênh D đến mạng. Mạng sẽ đáp ứng yêu cầu này hoặc từ chối.
Nếu sử dụng một kênh B, người dùng sẽ được đáp ứng, nếu yêu cầu tiếp cuộc gọi thứ hai trong khi cuộc gọi đầu vẫn hoạt động, mạng sẽ từ chối yêu cầu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét