Điện thoại VoIP - công nghê tiết kiệm chi phí và tăng độ linh hoạt
Doanh nghiệp muốn dùng công nghệ thoại VoIP để giảm cước điện thoại và tận dụng đường truyền ADSL nhưng không muốn bỏ đi chiếc tổng đài analog chưa hết khấu hao? Dịch vụ nâng cấp tổng đài từ analog lên IP có thể được coi là một giải pháp thích hợp.
VoIP ngày nay không còn mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi những lợi ích của công nghệ này ngày càng được thể hiện rõ. VoIP cho phép kết hợp gửi dữ liệu, thoại và video trong một đường truyền duy nhất theo giao thức Internet (IP - Internet Protocol).
Chất lượng cuộc gọi theo công nghệ VoIP không hề thua kém công nghệ thoại truyền thống. Việc sử dụng các thiết bị VoIP cũng dễ dàng, tiện lợi cho người dùng với nhiều ứng dụng.
Trong bối cảnh băng thông của đường truyền Internet quốc tế vào Việt Nam ngày càng mở rộng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ ADSL ra đời với chi phí thấp, song song với nhiều nhà cung cấp dịch vụ VoIP, thẻ trả trước như VDC, VNGT, OCI, SPT..., công nghệ VoIP vì thế ngày càng tỏ rõ ưu thế riêng.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng các máy tổng đài analog nội bộ và chưa muốn nâng cấp lên các hệ thống điện thoại IP vì nỗi lo tốn kém chi phí, mất thời gian làm quen với công nghệ mới.
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì chi phí cho các tổng đài số và các thiết bị đầu cuối như điện thoại IP không rẻ. Tuy nhiên, có một cách ứng dụng mới: khai thác VoIP trên nền công nghệ cũ.
Ông Đặng Sĩ Thương - Phó giám đốc Công ty TNHH Việt Phát Tiến (VPT) giải thích: “Đối với các công ty đã có sẵn hệ thống tổng đài nội bộ công nghệ analog với các máy điện thoại con, họ chỉ cần mua thêm một thiết bị chuyển đổi (adapter) là đã có thể triển khai gọi điện thoại quốc tế bằng công nghệ IP với chi phí thấp hơn và triển khai hệ thống gọi điện thoại nội bộ doanh nghiệp miễn cước”.
Hệ thống Trường Anh văn Hội Việt-Mỹ (VUS) và Công ty NutiFood là hai trong số nhiều công ty đã triển khai theo mô hình này. Ông Thương cho biết thêm, VPT còn cung cấp các giải pháp linh hoạt khác tùy theo thực trạng ứng dụng của doanh nghiệp nhiều chi nhánh, chẳng hạn như đã có tổng đài analog hay muốn đổi mới toàn diện ứng dụng tổng đài IP...
Cũng theo ông Thương, mức cước mà VPT cung cấp dựa trên mức cước của VNGT nên thấp hơn các cách gọi thông thường khác. Giả sử một tháng, công ty gọi khoảng 1.800 phút cho các cuộc gọi quốc tế, ứng với mỗi loại dịch vụ sẽ phải trả tiền cước phí như sau: Với IDD: 1.800 phút x 0,6 USD/phút = 1.080 USD/tháng. Với dịch vụ 171, 177, 178: 1.800 phút x 0,4 USD = 720 USD/tháng. Với dịch vụ của VPT: 1.800 phút x 0,03 USD = 54 USD/tháng.
Như vậy, nếu so sánh dịch vụ VPT so với IDD thì một tháng công ty tiết kiệm được 1.026 USD, tức là giảm được 95% cước phí gọi quốc tế. Nếu so với các dịch vụ 171, 177, 178... thì một tháng công ty tiết kiệm được 666 USD, tức là giảm được 92,5% cước phí gọi quốc tế.
Như vậy, giải pháp của VPT giúp giảm cước điện thoại đáng kể cho doanh nghiệp và “xóa” luôn cước điện thoại giữa các chi nhánh thuộc cùng một doanh nghiệp (thay vào đó là việc thuê bao đường Internet).
“VPT là nhà cung cấp giải pháp. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi sẽ lựa chọn cho họ thiết bị và dịch vụ phù hợp nhất. Chẳng hạn, VUS đang dùng cước dịch vụ thoại của VNGT - nhà cung cấp cuộc gọi từ điện thoại bàn tới điện thoại di động ở nước ngoài - thuộc vào nhóm thấp nhất trên thị trường. Tuy nhiên, sau này nếu có thiết bị và dịch vụ với mức cước thấp hơn, chúng tôi vẫn có thể tư vấn và cài đặt cho khách hàng”, ông Thương nói.
Ông Nguyễn Bảo Nghiệp, Giám đốc Công nghệ thông tin Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) cho biết, hiện các văn phòng của công ty có thể kết nối miễn phí hoàn toàn chỉ dựa trên ADSL, vừa tiện lợi cho công việc, lại tiết kiệm khá nhiều cuộc gọi đường dài. Phần mềm quản lý cước, cũng theo ông Nghiệp, chính xác đến từng giây.
Sau 2 tháng sử dụng thử nghiệm, đến nay, NutiFood đã chính thức đưa dịch vụ này vào sử dụng từ 7 tháng qua. Hiện giải pháp của VPT kết nối trụ sở chính của NutiFood tại Tân Bình với nhà máy tại Bình Dương trên đường truyền ADSL của FPT. NutiFood cũng dự định triển khai VoIP đến các chi nhánh tại Hà Nội, miền Trung và miền Tây.
Khác với thiết bị thoại qua công nghệ VoIP khác (chưa hợp chuẩn của ngành BCVT Việt Nam như sử dụng thẻ bất hợp pháp), hiện nay VPT cung cấp các thiết bị và dịch vụ theo công nghệ VoIP đã hợp chuẩn của Bộ BCVT. Thiết bị mang lại chất lượng ổn định với các loại dịch vụ Internet Phone của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, VNGT, Viettel...
Cách cung cấp dịch vụ linh hoạt của VPT có thể đáp ứng đúng nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mức chi phí cũng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: 200 USD cho một thiết bị adapter 2 ports (cho phép gọi và nhận điện thoại qua 2 số điện thoại).
Doanh nghiệp cũng có thể chủ động trong việc lựa chọn thiết bị của nhiều hãng.
Theo Trần Xuân Thái
VnEconomy
VoIP ngày nay không còn mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi những lợi ích của công nghệ này ngày càng được thể hiện rõ. VoIP cho phép kết hợp gửi dữ liệu, thoại và video trong một đường truyền duy nhất theo giao thức Internet (IP - Internet Protocol).
Chất lượng cuộc gọi theo công nghệ VoIP không hề thua kém công nghệ thoại truyền thống. Việc sử dụng các thiết bị VoIP cũng dễ dàng, tiện lợi cho người dùng với nhiều ứng dụng.
Trong bối cảnh băng thông của đường truyền Internet quốc tế vào Việt Nam ngày càng mở rộng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ ADSL ra đời với chi phí thấp, song song với nhiều nhà cung cấp dịch vụ VoIP, thẻ trả trước như VDC, VNGT, OCI, SPT..., công nghệ VoIP vì thế ngày càng tỏ rõ ưu thế riêng.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng các máy tổng đài analog nội bộ và chưa muốn nâng cấp lên các hệ thống điện thoại IP vì nỗi lo tốn kém chi phí, mất thời gian làm quen với công nghệ mới.
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì chi phí cho các tổng đài số và các thiết bị đầu cuối như điện thoại IP không rẻ. Tuy nhiên, có một cách ứng dụng mới: khai thác VoIP trên nền công nghệ cũ.
Ông Đặng Sĩ Thương - Phó giám đốc Công ty TNHH Việt Phát Tiến (VPT) giải thích: “Đối với các công ty đã có sẵn hệ thống tổng đài nội bộ công nghệ analog với các máy điện thoại con, họ chỉ cần mua thêm một thiết bị chuyển đổi (adapter) là đã có thể triển khai gọi điện thoại quốc tế bằng công nghệ IP với chi phí thấp hơn và triển khai hệ thống gọi điện thoại nội bộ doanh nghiệp miễn cước”.
Hệ thống Trường Anh văn Hội Việt-Mỹ (VUS) và Công ty NutiFood là hai trong số nhiều công ty đã triển khai theo mô hình này. Ông Thương cho biết thêm, VPT còn cung cấp các giải pháp linh hoạt khác tùy theo thực trạng ứng dụng của doanh nghiệp nhiều chi nhánh, chẳng hạn như đã có tổng đài analog hay muốn đổi mới toàn diện ứng dụng tổng đài IP...
Cũng theo ông Thương, mức cước mà VPT cung cấp dựa trên mức cước của VNGT nên thấp hơn các cách gọi thông thường khác. Giả sử một tháng, công ty gọi khoảng 1.800 phút cho các cuộc gọi quốc tế, ứng với mỗi loại dịch vụ sẽ phải trả tiền cước phí như sau: Với IDD: 1.800 phút x 0,6 USD/phút = 1.080 USD/tháng. Với dịch vụ 171, 177, 178: 1.800 phút x 0,4 USD = 720 USD/tháng. Với dịch vụ của VPT: 1.800 phút x 0,03 USD = 54 USD/tháng.
Như vậy, nếu so sánh dịch vụ VPT so với IDD thì một tháng công ty tiết kiệm được 1.026 USD, tức là giảm được 95% cước phí gọi quốc tế. Nếu so với các dịch vụ 171, 177, 178... thì một tháng công ty tiết kiệm được 666 USD, tức là giảm được 92,5% cước phí gọi quốc tế.
Như vậy, giải pháp của VPT giúp giảm cước điện thoại đáng kể cho doanh nghiệp và “xóa” luôn cước điện thoại giữa các chi nhánh thuộc cùng một doanh nghiệp (thay vào đó là việc thuê bao đường Internet).
“VPT là nhà cung cấp giải pháp. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi sẽ lựa chọn cho họ thiết bị và dịch vụ phù hợp nhất. Chẳng hạn, VUS đang dùng cước dịch vụ thoại của VNGT - nhà cung cấp cuộc gọi từ điện thoại bàn tới điện thoại di động ở nước ngoài - thuộc vào nhóm thấp nhất trên thị trường. Tuy nhiên, sau này nếu có thiết bị và dịch vụ với mức cước thấp hơn, chúng tôi vẫn có thể tư vấn và cài đặt cho khách hàng”, ông Thương nói.
Ông Nguyễn Bảo Nghiệp, Giám đốc Công nghệ thông tin Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) cho biết, hiện các văn phòng của công ty có thể kết nối miễn phí hoàn toàn chỉ dựa trên ADSL, vừa tiện lợi cho công việc, lại tiết kiệm khá nhiều cuộc gọi đường dài. Phần mềm quản lý cước, cũng theo ông Nghiệp, chính xác đến từng giây.
Sau 2 tháng sử dụng thử nghiệm, đến nay, NutiFood đã chính thức đưa dịch vụ này vào sử dụng từ 7 tháng qua. Hiện giải pháp của VPT kết nối trụ sở chính của NutiFood tại Tân Bình với nhà máy tại Bình Dương trên đường truyền ADSL của FPT. NutiFood cũng dự định triển khai VoIP đến các chi nhánh tại Hà Nội, miền Trung và miền Tây.
Khác với thiết bị thoại qua công nghệ VoIP khác (chưa hợp chuẩn của ngành BCVT Việt Nam như sử dụng thẻ bất hợp pháp), hiện nay VPT cung cấp các thiết bị và dịch vụ theo công nghệ VoIP đã hợp chuẩn của Bộ BCVT. Thiết bị mang lại chất lượng ổn định với các loại dịch vụ Internet Phone của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, VNGT, Viettel...
Cách cung cấp dịch vụ linh hoạt của VPT có thể đáp ứng đúng nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mức chi phí cũng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: 200 USD cho một thiết bị adapter 2 ports (cho phép gọi và nhận điện thoại qua 2 số điện thoại).
Doanh nghiệp cũng có thể chủ động trong việc lựa chọn thiết bị của nhiều hãng.
Theo Trần Xuân Thái
VnEconomy
==============================================
Tôi xin làm rõ hơn một số công năng nổi trội của công nghệ điện thoại VoIP
Đàm thoại qua giao thức Internet, còn gọi là VoIP, điện thoại IP, điện thoại Internet, điện thoại băng thông rộng,... là quá trình truyền nội dung đàm thoại bằng âm thanh qua Internet hoặc qua bất kỳ mạng lưới cơ sở nào có sử dụng IP.
Công ty cung cấp dịch vụ VoIP thường được gọi là nhà cung cấp và giao thức được sử dụng để truyền tín hiệu âm thanh qua mạng lưới IP thường được gọi là truyền âm qua IP hay giao thức VoIP. Những thành tựu này chính là việc thương mại hóa cụ thể giao thức truyền thanh qua mạng (Network Voice Protocol - 1973) được tạo ra cho các đơn vị cung cấp ARPANET. Những ưu thế tiết kiệm chi phí có được là nhờ tận dụng được hệ thống mạng đơn để truyền âm thanh và dữ liệu, đặc biệt ở những nơi mà người sử dụng đã có sẵn hệ thống mạng lưới chưa khai thác hết khả năng, VoIP có thể đưa vào ứng dụng với chi phí rất nhỏ. Cuộc gọi giữa các điện thoại VoIP thường được cho miễn phí trong khi cuộc gọi từ máy VoIP đến máy PSTN thường phát sinh chi phí do người sử dụng VoIP trả.
Chức năng
VoIP có khả năng hỗ trợ những công năng mà hệ thống mạng lưới truyền thống không thể đáp ứng:
Công ty cung cấp dịch vụ VoIP thường được gọi là nhà cung cấp và giao thức được sử dụng để truyền tín hiệu âm thanh qua mạng lưới IP thường được gọi là truyền âm qua IP hay giao thức VoIP. Những thành tựu này chính là việc thương mại hóa cụ thể giao thức truyền thanh qua mạng (Network Voice Protocol - 1973) được tạo ra cho các đơn vị cung cấp ARPANET. Những ưu thế tiết kiệm chi phí có được là nhờ tận dụng được hệ thống mạng đơn để truyền âm thanh và dữ liệu, đặc biệt ở những nơi mà người sử dụng đã có sẵn hệ thống mạng lưới chưa khai thác hết khả năng, VoIP có thể đưa vào ứng dụng với chi phí rất nhỏ. Cuộc gọi giữa các điện thoại VoIP thường được cho miễn phí trong khi cuộc gọi từ máy VoIP đến máy PSTN thường phát sinh chi phí do người sử dụng VoIP trả.
Chức năng
VoIP có khả năng hỗ trợ những công năng mà hệ thống mạng lưới truyền thống không thể đáp ứng:
- Cuộc gọi đến có thể được tự động kết nối đến điện thoại VoIP của người sử dụng, chỉ cần người sử dụng vẫn kết nối với mạng lưới, không quan trọng về vị trí địa lý. Như thế nếu người sử dụng mang theo điện thoại VoIP trong chuyến du lịch, chỉ cần vẫn kết nối với Internet, người sử dụng có thể nhận cuộc gọi đến.
- Ở Mỹ, Anh và một số quốc gia khác, các số điện thoại VoIP được cung cấp miễn phí thông qua các nhà cung cấp dịch vụ.
- Đường kết nối Internet nhanh và ổn định.
- Nhiều gói dịch vụ VoIP cung cấp cả các dịch vụ bổ sung mà mạng các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại PSTN thường tính phí phụ trội hoặc không thể cung cấp, như dịch vụ gọi ba chiều, chuyển tiếp cuộc gọi, quay số lại tự động, caller ID
- VoIP cho phép người sử dụng đi bất kỳ đâu và vẫn có thể tiếp tục nhận và thực hiện cuộc gọi.
- Với điện thoại không dây VoIP, một người sử dụng số VoIP ở NewYork nếu đi du lịch đến Châu Âu, bạn của anh ta gọi cho anh ta từ Mỹ vào đúng số đó thì điện thoại vẫn nhận bình thường. Ngược lại, cuộc gọi từ Châu Âu về Mỹ cũng vẫn được coi như cuộc gọi nội hạt. Tất nhiên, điều kiện cần để có thể thực hiện gọi là phải có kết nối với Internet, với điện thoại không dây thì cần có các trạm WiFi.
- Người sử dụng các dịch vụ tin nhắn nhanh (Instant Messenger) có dùng dịch vụ VoIP cũng có thể đi bất kỳ đâu và vẫn nhận, thực hiện cuộc gọi bình thường.
- Những dạng dịch vụ VoIP di động chuyên biệt còn cho phép người sử dụng nói qua giao thức internet và sử dụng các dịch vụ như Skype, MSN,GoogleTalk từ điện thoại của mình.
- Điện thoại VoIP có thể tích hợp vào những dịch vụ khác qua Internet, bao gồm cả đàm thoại video, trao đổi tin nhắn hay dữ liệu song song với thực hiện đàm thoại, thực hiện các cuộc hội thảo nhóm, quản lý danh bạ, và chuyển thông tin để biết người bạn có đang trực tuyến hay không.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét