VoIPVN - Giải pháp tổng đài IP, điện thoại IP, callcenter 1900 1800 VTN Viettel FPT CMC (Voip.com.vn)

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

ASTERISK ĐỘT PHÁ LÃNH ĐỊA VIỄN THÔNG

ASTERISK ĐỘT PHÁ LÃNH ĐỊA VIỄN THÔNG

Năm năm sau sự đổ vỡ "dot-com", giới đầu tư công nghệ lại xôn xao với sản phẩm của chàng trai chưa đầy 30 tuổi, tác giả phần mềm nguồn mở Asterix được cho là sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp viễn thông.
Thị trường viễn thông nói chung và hệ thống tổng đài PBX (Private Branch Exchange) nói riêng, từ lâu nay là lãnh địa đầy lợi nhuận dành riêng của các "đại gia" như Alcatel, Lucent, Nortel và Avaya... Theo Research and Markets (www.researchandmarkets.com), thị trường thiết bị PBX trị giá khoảng 13 tỉ USD/năm và được kỳ vọng sẽ lên đến 30 tỉ USD vào năm 2009. Tuy nhiên, lãnh địa này đang bị đe dọa bởi sản phẩm của chàng trai chưa đầy 30 tuổi (sinh năm 1977) - Mark Spencer, tác giả phần mềm nguồn mở Asterisk.
Asterisk là phần mềm thực hiện chức năng tổng đài điện thoại nội bộ (PBX), cho phép các máy điện thoại nhánh (extension) thực hiện cuộc gọi với nhau và kết nối với các hệ thống điện thoại khác bao gồm cả mạng điện thoại analog thông thường (PSTN) và VoIP. Asterisk có đầy đủ tính năng của tổng đài PBX thương mại: phân luồng cuộc gọi, thư thoại, hội đàm, tương tác (menu thoại)... Đặc biệt, Asterisk còn hỗ trợ nhiều giao thức VoIP như SIP và H.323, hoạt động như trạm kết nối giữa các điện thoại IP và mạng PSTN.
Asterisk miễn phí theo giấy phép GPL. Tên Asterisk có nguồn gốc từ ký hiệu * được dùng trong Unix và Linux, thể hiện cho tùy chọn bất kỳ.
Lịch sử
Cũng như nhiều dự án nguồn mở, Asterisk thoạt đầu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân. Khi còn là sinh viên khoa kỹ thuật máy tính tại đại học Auburn ở Alabama (Mỹ), M. Spencer đã thành lập công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng Linux qua điện thoại. Để tiết kiệm chi phí, thay vì mua tổng đài PBX có sẵn (giá rất đắt), Mark đã quyết định tự xây dựng phần mềm thực hiện chức năng tổng đài chạy trên PC dùng hệ điều hành Linux và kết quả là Asterisk ra đời.
Một trong những vấn đề quan trọng mà M. Spencer phải đối mặt đó là tìm phần cứng để kết nối PC với hệ thống PSTN. Mark đã hợp tác với Jim Dixon trong dự án Zaptel (hay Zapatal Telephony Project, http://www.zapatatelephony.org) để thiết kế card giao tiếp rẻ tiền dùng cho PC trên nền Intel. Ý tưởng của dự án nhằm cho phép người ta có thể mua PC ở bất kỳ đâu, gắn thêm card giao tiếp, cài đặt Asterisk và thế là có tổng đài PBX đầy đủ tính năng.
Card giao tiếp Zaptel thực hiện tốt việc kết nối máy chủ Asterisk trực tiếp với PSTN, nhưng lại phát sinh nhu cầu liên lạc qua giao thức Internet (IP hay Frame Relay). Không thích H.323 cồng kềnh, Mark quyết định thiết kế một giao thức khác gọn nhẹ hơn và kết quả là giao thức IAX (Inter Asterisk eXchange) ra đời. Tuy cái tên hàm ý phương thức trao đổi tín hiệu giữa các máy chủ Asterisk, nhưng thực tế IAX có thể kết nối các thiết bị bất kỳ có hỗ trợ giao thức này. Để có khả năng liên lạc với các hệ thống VoIP khác, Asterisk cũng hỗ trợ các giao thức VoIP phổ biến như SIP (chuẩn IETF), H.323 (chuẩn ITU), MGCP, VoFR...
Từ Zaptel đến Digium và IAXTEL
Về nhiều phương diện, M. Spencer và phần mềm Asterix có khả năng tác động đến thị trường PBX tương tự như những gì Linus Torvalds đã làm đối với thị trường hệ điều hành khi đưa ra bản Linux đầu tiên vào năm 1991. Tuy nhiên, M. Spencer cho rằng có khác biệt lớn giữa anh và Torvald đó là anh muốn kiếm tiền từ công nghệ của mình.
Sau thành công của dự án Zaptel, M. Spencer nhìn thấy cơ hội nên đã thành lập công ty Digium chuyên phát triển và bán phần cứng Zaptel đồng thời hỗ trợ phát triển phần mềm Asterisk. Phần mềm Asterisk vẫn đảm nhận các chức năng xử lý và PBX chính. Việc tiếp tục miễn phí Asterisk giúp Digium có được phản hồi và sự đóng góp từ các nhà phát triển trên khắp thế giới.
Mô hình kinh doanh của Digium là sản xuất card giao tiếp làm việc dễ dàng với Asterisk, cung cấp các ứng dụng bổ sung cho Asterisk, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn.
Tháng 7/2003, Digium công bố IAXTEL (www.iaxtel.com), "chủ yếu phục vụ cho các nhà phát triển và những người ưa thích kiểm tra hệ thống của mình và nghiên cứu VoIP". Người dùng Asterisk và các nhà phát triển có thể kết nối điện thoại và PBX của mình đến IAXTEL miễn phí dùng giao thức IAX.
Ứng dụng uyển chuyển
Asterisk cực kỳ linh hoạt, có thể kết nối với mạng điện thoại bên ngoài qua đường tương tự (analog) hay số (digital), và có thể phân luồng cuộc gọi nội bộ qua cáp điện thoại truyền thống hay mạng IP (mạng máy tính).
Phần mềm Asterisk được thiết kế dạng môđun. Các thành phần chức năng được thiết kế thành từng môđun riêng biệt và tách rời với phần chuyển mạch lõi, điều này tạo khả năng dễ điều chỉnh và mở rộng cao. Một trong những "điểm son" của Asterisk là phần quản lý extension. Từng bước của cuộc gọi được định nghĩa như một ứng dụng. Quay số là một ứng dụng; trả lời, phát lại, thư thoại... là những ví dụ ứng dụng khác. Ta có thể tạo kịch bản thực hiện gọi ứng dụng bất kỳ trên kênh bất kỳ. Ví dụ, có thể thiết lập một số extension được đổ chuông cùng lúc ở 2 kênh (có thể nối đến 2 máy điện thoại: 1 analog và 1 digital) trước khi chuyển cuộc gọi đến điện thoại di động, và sau đó chuyển qua hệ thống thư thoại.
Asterisk cung cấp 4 bộ API dùng cho việc giao tiếp với các modul:
• Channel API: cho phép phần lõi PBX giao tiếp với các nguồn tín hiệu khác nhau, hỗ trợ các giao thức VoIP gồm SIP, H.323 và MGCP.
• Codec Translator API: cung cấp khả năng làm việc với các định dạng âm thanh mã hóa như MP3, GSM, G.7123, ADPCM...
• File Format API: Cho phép đọc và phát âm thanh từ các định dạng file WAV, MP3.... đem đến sự linh hoạt cho các ứng dụng trên nền Asterisk trong việc xử lý âm chuông, DTMF (âm thanh phát ra khi nhấn phím)...
• Application API: Có thể dùng cho ứng dụng thứ ba như thư thoại, hội đàm... cho phép viết các ứng dụng mới có thể tương tác trực tiếp với phần lõi PBX.
Ngoài ra, Asterisk còn có thư viện Asterisk Gateway Interface (AGI, tương tự như CGI) - cơ chế kích hoạt ứng dụng bên ngoài, cho phép viết kịch bản phức tạp với một số ngôn ngữ như PHP hay Perl. Nói chung, khả năng viết các ứng dụng tùy biến rất lớn.
Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86 (Intel), nhưng giờ đây nó cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD và Mac OS X và Microsoft Windows.
Sẽ lớn hơn Linux
Theo nhận định của Jon maddog Hall - chủ tịch tổ chức Linux International, VoIP sử dụng giải pháp nguồn mở như Asterisk sẽ có thị trường lớn hơn Linux. Asterisk cho phép ngay cả công ty hay tổ chức nhỏ cũng có thể thiết lập hệ thống điện thoại đa năng, hỗ trợ đồng thời điện thoại thông thường (analog) và điện thoại IP (VoIP). Theo M. Spencer, Asterisk là giải pháp "viễn thông cho đại chúng" - ngoài chi phí rẻ và dễ dàng thiết lập, khả năng VoIP của Asterisk cho phép "kết nối" những vùng xa xôi, những nơi chưa có mạng cáp điện thoại truyền thống.
Hầu như công ty hay tổ chức nào cũng đều cần hệ thống điện thoại nội bộ (cùng với tổng đài PBX) và đa phần đều có trang bị hệ thống mạng máy tính (ngày càng trở nên không thể thiếu), Asterisk có thể giúp "hợp nhất" hai hệ thống này và giúp hệ thống mạng máy tính-điện thoại nội bộ hòa nhập thông suốt với thế giới bên ngoài, cả mạng Internet lẫn viễn thông. Thị trường cho Asterisk thật lớn

Nguồn thông tin được lấy từ website : voip.com.vn
Chọn

Related Product :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Sản phẩm xem nhiều nhất

Contact Online